Tin tức

Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa

Lúc 21/01/2015

quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóa

Do quy trình của chúng ta có sự thầm gia của xe nâng, mà xe nâng là loại thiết bị vạn năng có thể xếp dỡ nhiều loại hàng hóa. Tùy từng loại hàng mà ta sẽ có các phương án xếp dỡ khác nhau. Vì vậy ta chỉ chọn một loại hàng hóa đặt trưng để nguyên cứu quy trình xếp dỡ của nó. Ớ đây ta chọn loại hàng bách hóa để nguyên cứu.

Đặc điểm hàng hóa và phân định nhóm hàng:

Hàng bách hóa đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mì ăn liền, nông lâm hải sản, trà, cà phê… có trọng lượng đóng thùng nhở hơn hoặc bằng 50kg.

Đặc tính: dể rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa.

Kích thước: L X B X H = (450 – 600) X (300 – 350) X (250 – 300)mm.

Theo cách phân loại nhóm hàng thì thùng kiện bách hóa thông thường <50kg thuộc loại hàng kiện ký hiệu là K ở nhóm 1 tức Kl.

Toàn bộ hàng hóa ở cảng hiện nay được chia thành 9 loại căn cứ theo: tính chất lý hóa, hình thức bao gói, thùng kiện, kích thước, kỹ thuật xếp dỡ và năng suất lao động khác nhau. Cụ thể là có 9 loại:

-   loại hàng thùng tiêu chuẩn (container)  Ký hiệu là loại hàng: C

-   loại hàng bao : B

-   loại hàng rời : R

-   loại hàng thùng kiện:  K

-   loại hàng thùng phuy, nhựa:  T

-   loại hàng sắt thép:  S

-   loại hàng gỗ: G

-   loại hàng mây tre nứa (mỹ nghệ): MT

-   loại hàng tươi sống: TS

Trong đó loại hàng thùng kiên đươc chia thành 9 loại khác nhau:

-   Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí nội thất, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống đồ hộp các loại thông thường hoặc đông lạnh. Được chứa trong thùng carton hoặc thùng gỗ < 50kg. Ký hiệu là loại hàng: K1.

-   Bách hóa loại đặt biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ cổ, đồ quý hiếm dể vỡ, đồ thủy tinh các loại. loại hàng này không được bao bì. Ký hiệu là loại hàng: K2.

-   Bách hóa thông thường (giống như Kl). Trọng lượng >50kg. Ký hiệu là loại hàng: K3.

-   Kiện thiết bị, kiện bách hóa thông thường nhưng có ữọng lượng >100kg kể cả cao su pallet. loại thùng gỗ, tôn có trọng lượng 100 đến 1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K4.

-   Máy móc thiết bị. Trọng lượng >1000kg. Ký hiệu là loại hàng: K5.

-   Máy móc thiết bị. Trọng lượng >2000kg. Ký hiệu là loại hàng: K6.

-   Bông vải sợi, day, bao bố, giấy ram. Được đóng kiện bằng carton, gỗ, vải, bao bố ny10n. Ký hiệu là loại hàng: K7.

-   Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn. Ký hiệu là loại hàng: K8.

-   Tôn kẽm, Fibrô ximăng đóng kiện. Được đóng trong khung, đai bằng gỗ hoặc nẹp sắt. Ký hiệu là loại hàng: K9.

Trong nhiều loại hàng đã liệt kê trên ta chọn loại hàng có ký hiệu là KI để đề ra các phương án xếp dỡ cụ thể.

Xác định các quy trình công nghệ xếp dỡ:

Nhóm KI qua cảng với cả hai chiều xuất nhập và được thực hiện đủ 3 phương án đặc trưng.

PA 1: Phương án chuyển thẳng (xuất nhập).

PA 2: Phương án tàu – kho (ngược lại).

PA 3: Phương án rút hàng (ngược lại).

Phương án 1:

Hàng trên tàu sẽ được chuyển lên các phương tiện vận chuyển của khách hàng như ôtô hay xà lan. Để phục vụ cho tàu theo phương án này thì Cảng phải thông báo cho các chủ hàng trên bờ chuẩn bị sẳn các phương tiện vận chuyển khi nhận được lịch thông báo tàu cập Cảng. Đồng thời Cảng phải chuẩn bị tập trung các thiết bị xếp dỡ khi tàu không sử dụng cẩu tàu để xếp dỡ hàng. Phương án này gọi là quy trình chuyển thẳng.

Ngoài các quy trình đã kể trên hàng bách hóa còn có các quy trình xếp dỡ khác có thể thi công được. Ví dụ như ta dùng đầu kéo để đưa hàng từ cầu tàu đến kho để rồi ta dùng xe nâng để xếp dỡ hàng tại kho. Đối với quy trình này thì nó không khả thi vì khoảng cách từ cầu tàu đến kho ở Cảng chỉ ở khoảng 100 đến 200m mà đây là điều kiện để cho máy nâng hoạt động hiệu quả nhất. Vì thế ta chỉ nguyên cứu các quy trình trên.

Xác định thao tác của các quy trình xếp dỡ:

  • Thao tác 1: cẩu hàng từ tàu lên bến (ngược lại).
  • Thao tác 2: Lập mã hàng, móc cáp, phụ cẩu ở hầm tàu và trên bến.
  • Thao tác 3: Chuyển hàng từ bến vào kho cảng.
  • Thao tác 4: xếp dỡ hàng trong kho.

Thiết bị và công cụ xếp dỡ:

Thiết bị:

-   Cẩu tiền phương >5T, tầm với > 10m.

-   Xe nâng >3T.

Công cụ mang hàng:

-   Dây siling 0(28 – 30) X 12m.

-   Võng nilon dẹp 0,8 X 2m.

-   Võng nilon tròn 2,4 X 2,4m.

-   Mâm xe nâng 2,5 X 2,4m.

-   Kệ chuyển tiếp lên xe.

Số lượng cho từng phương án:

 

SốTT Quytrình Thiết bị xếp dỡ Công cụ mang hàng Ghichú
Cẩu tiền phương Xe nâng Dây Võngtròn Võngdẹp Mâm Kệ
1 QT 11       4     1  
2 QT 12 1     4     1  
3 QT 21       4   3    
4 QT 22 1 3   4   3    
5 QT 31   3       1    
6 QT 32   1            

Mức độ cơ giới hóa:

Thao tác 1: Cơ giới hóa hoàn toàn (100%).

Thao tác 2: Phục vụ – thủ công.

Thao tác 3: Cơ giới hóa hoàn toàn (100%)

Thao tác 4:  Ở  PA 311: Cơ giới hóa 50%.

Ở PA 301: Thủ công 100%.

Tổng cộng 4 thao tác của nhóm KI được cơ giới hóa 70%.

Chỉ tiêu định mức cho từng thao tác:

Đơn vị tính: Tấn/giờ thao tác

Số Quy Thao tác 1 Thao tác 2 Thao tác 3 Thao tác 4
TT ữình TB ĐM TB ĐM TB ĐM TB ĐM
1 QT 11   2 7   8 7            
2 QT 12 1 2 6   8 6            
3 QT 21   2 8   8 8 3 3 8      
4 QT 22 1 2 7   8 7 3 3 7      
5 QT 31                   1 7 7
6 QT 32                     6 6

Qua bảng chỉ tiêu định mức cho từnh thao tác ta thấy quy trình xếp dỡ hàng bách hóa không thể thực hiện hoàn toàn bằng máy móc hoàn toàn bằng thủ công cho nên người công nhân sẽ luôn có mặt để nhận vai ữò phụ cho các thiết bị xếp dỡ hoạt động. Chính vì vậy mà mức độ cơ giới hóa của quy trình này chỉ đạt được mức độ là 70%.

Diễn tả các thao tác chung cho các qui trình:

Duới hầm tàu:

Công nhân xếp dỡ gồm 6 người chia thành 3 nhóm mỗi nhóm 2 người thành lập một mã hàng. Trước tiên trải day hoặc vòng xuống mặt bằng dưới hầm tàu, từng người bê kiện hàng đạt ngay ngắn tương đối lên công cụ xếp dỡ, mỗi mã hàng 16 -20 kiện. Khi cần trục hạ móc câu xuống, công nhân móc cẩu vào mã hàng cho cần trục kéo lên bờ.

Tại cầu tàu:

-   Mã hàng hạ xuống mâm xe xúc: Khi mã hàng hạ xuống cách mâm xe 0,5m công nhân vào điều chỉnh cho mã hàng hạ đúng vị trí thích hợp. Sau đó

tháo mã hàng khởi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu. Khi đủ hàng xếp trên xe xúc, xũc mâm có hàng chạy vào kho.

-   Hàng xếp trên ôtô: Khi mã hàng hạ xuống cách sàn xe 0,5m công nhân leo lên sau xe điều chỉnh cho mã hàng hạ xuống vị ữí thích hợp, tháo mã hàng khởi móc cần trục, móc công cụ xếp dỡ không hàng cho cần trục đưa xuống hầm tàu.

Trong kho:

Khi xe xúc hoặc ôtô di chuyển mang hàng vào trong kho đậu vào vị trí thích hợp công nhân tiến hành xếp hàng từ sàn xe lên đống hàng. Nhóm công nhân chia thành 2 nhóm: 2 người trên sàn xe vận chuyển hàng từ sàn xe lên đống hàng, 4 người đứng trên đống hàng xếp các kiện hàng vào vị ữí thích hợp.

Kỹ thuật chất xếp và bảo quản:

Tại hầm tàu:

-   Với tàu có trọng tải nhở có 1 hoặc 2 hầm hàng nắp hầm mở toàn diện lấy hàng trong từng khoang. Hàng lấy từng lớp mỗi lớp sâu 4 kiện. Tại nơi tiếp giáp với khoang bên cạnh khai thác lấy hàng tạo thành bề mặt hình bậc thang.

-   Với tàu có các hầm riêng biệt miệng hầm nhở hơn chu vi đáy hầm lấy hàng từ miệng hầm trước sau đó lấy dần vào phía trong từng lớp.

-   Nếu kéo một lần 2 mã hàng phải được thành lập song song và sát nhau. Những kiện hàng bể rách phải xếp riêng và kéo bằng võng.

Trên ôtô:

Hàng xếp từng chồng bắt đầu từ phía cabin xe đầu về phía dưới. Chiều cao của lớp hàng trên cùng chỉ cao hơn thùng xe 1/3 kích thước kiện hàng. Tổng trọng lượng các kiện hàng phải nhở hơn hoặc bằng tải ữọng cho phép của xe.

Trong kho:

-   Trước khi xếp hàng phải dùng palết lót nền kho.

-   Đống hàng cách tường kho 0,5m.

-   Khi lên cao cứ 3 lớp thùng thì lớp tiếp theo xếp lui vào trong 0,2m.

-   Chiều cao lớp hàng đảm bảo áp lực cho phép nề kho.

Bảo quản:

-   Khi xếp hàng không được quăng, kéo kiện hàng, không làm rơi hoặc rách bao bì.

-   Vận chuyển hàng đi xa phải có bạt chống mưa.

-   Bảo đảm hàng ở nhiệt độ bình thường, không bị ẩm ướt.

-   Những kiện rách, bể phải được bảo quản riêng.

An toàn lao động:

-  Sau khi mở nắp hầm 20 phút công nhân mới được xuống hầm làm việc.

-   Trước khi làm việc phải được kiển tra an toàn kỹ thuật các thiết bị và công cụ xếp dỡ.

-   Công nhân thực hiện đầy đủ các nội qui an toàn lao động trong xếp dỡ hàng hóa.

-  Không được lăn bẩy kiện hàng gây tai nạn.

 

Danh mục

Hỗ trợ online

Quảng cáo

Thống kê

Đang truy cập:  0
Hôm nay:  2
Tháng hiện tại:  9503
Tổng lượt truy cập: {total_visit}