Cảng Biển Việt Nam
Lúc 21/01/2015
Cảng biển
Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. Trước đây, cảng biển chỉ được coi là nơi tránh gió to, bão lớn của các loại tàu bè. Trang thiết bị của cảng biển lúc bấy giờ rất đơn giản và thô sơ. Ngày nay, cảng biển không những là nơi bảo vệ an toàn cho tàu biển trước các hiện tượng thiên nhiên bất lợi, mà trước hết cảng biển là một đầu mối giao thông, một mắt xích quan trọng của quá trình vận tải. Cảng biển thực hiện các chức năng và nhiệm vụ rất khác nhau. Do đó kỹ thuật xây dựng, trang thiết bị, cơ cấu tổ chức của cảng của rất khác nhau và ngày càng được hiện đại hóa.
Cảng biển là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở trên tàu, là đầu mối giao thông quan trọng của những quốc gia có biển.
Chức năng của cảng biển ………………..
Cảng có hai chức năng chủ yếu :
- Cảng phục vụ các công cụ vận tải đường thủy, trước hết là tàu biển. Với chức năng này, cảng phải đảm bảo cho tàu bè ra vào neo đậu an toàn. Từ đó cảng có trách nhiệm phục vụ các công việc cụ thể, đưa đón tàu vè ra vào, bố trí nơi neo đậu, làm vệ sinh tàu, sửa chữa tàu, cung ứng các nhu cầu cần thiết cho tàu… Vì vậy hoạt động của càng thường vượt ra ngoài phạm vi địa giới của cảng, tức là trên phạm vi thành phố cảng, ví dụ thành phố cảng Hải Phòng. Thành phố cảng trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ và trung tâm dân cư đông đúc.
- Cảng có chức năng phục vụ hàng hóa. Tại cảng biển, quá trình chuyên chở hàng hóa có thể được bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục hành trình. Chức năng này được tập trung ở nhiệm vụ phục vụ việc xếp dỡ hàng hóa lên xuống có công cụ vận tải. Ngoài ra, cảng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến hàng hóa như: bảo quản hàng hóa tại kho bãi, phân loại hàng, sửa chữa bao bì, ký mã hiệu, kiểm tra số lượng, chất tượng, thủ tục giao nhận hàng hóa..
Cảng biển được phân thành nhiều loại tùy theo tiêu chuẩn quy định. Theo mục đích sử dụng, cảng buôn, cảng quân sự, cảng cá, cảng trú ẩn, đối với cảng buôn lại được phân thành nhiều loại: cảng biển tự nhiên, cảng sông biển, cảng nội dung, cảng quốc tế, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng…
Trang thiết bị của cảng
Ranh giới của một cảng biển thường gồm hai phần: Phần mặt nước và phần đất liền. Trên mỗi phần diện tích của cảng có các công trình và các trang thiết bị nhất định.
Trên phần mặt nước của cảng thường gồm các: Vũng tàu, luồng lạch, cầu tàu… Phần đất liền chủ yếu có : khu vực kho bãi, hệ thống đường giao thông, khu vực nhà xưởng, khu làm việc của các cơ quan hữu quan…
Cảng biển là một công trình có hàng loạt các thiết bị kỹ thuật để phục vụ tàu và hàng hóa. Trang thiết bị của cảng bao gồm:
- Thiết bị kỹ thuật phục vụ tàu ra vào, tàu chờ đợi, tàu neo đậu. Nhóm thiết bị này gồm: luồn lạch, thệ thống phao tiêu, tín hiệu, phao nổi, cầu tàu…
- Thiết bị kỹ thuật phục vụ công việc xếp đỡ hàng hóa lên xuống công cụ vận tải và ở trong kho bãi của cảng. Thiết bị xếp đỡ là yếu tố kỹ thuật quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất của cảng. nó quyết định năng suất xếp đỡ, khả năng thông qua về tàu và hàng hóa cảu cảng…
- Thiết bị kho bãi của cảng dùng để phục vụ chứa đựng và bảo quản hàng hóa. Tổng diện tích kho bãi, sự bố trí hệ thống kho bãi, trang thiết bị bên trong kho bãi… ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận hàng hóa và chất lượng phục vụ kinh doanh của cảng.
- Hệ thống đường giao thông trong phạm vi cảng vagf cách nối liền với hệ thống vận tải thống nhất như nào quyết định phạm vi hậu phương phục vụ của cảng. Thông thường trong một cảng có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy, và công cụ vận tải thích hợp để phục vụ vận chuyển hàng hóa từ cảng hậu phượng và ngược lại.
- Các thiết bị nổi trên phần mặt nước của cảng như: phao nối, cầu nối, cần cẩu nổi, tàu hoa tiêu…
- Các thiết bị kỹ thuật phcuj vụ công tác thông tin liên lạc, ánh sáng, cung cấp nước, mà làm việc, câu lạc bộ thủy thủ…
Khi tổ chức chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu và thuê tàu, bắt buộc phải nghiên cứu kỹ các đặc điểm của trang thiết bị của cảng. Trước hết cần nghiên cứu các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Số lượng tàu, tổng trọng tải ra và cảng trong thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ảnh độ lớn của cảng. Ngoài ra, cần xem xét cảng có khả năng xếp dỡ đồng thời được bao nhiều tàu, tức là nghiên cứu xem cảng có bao nhiêu cầu tàu và tổng chiều dài của cầu tàu là bao nhiêu ?
- Tổng khối lượng hàng hóa xếp dỡ của cảng trong một năm thường được phân chia thành: hàng hóa xếp, hàng hóa dỡ hàng hóa nội bộ, hàng hóa quốc tế. Quy trình kỹ thuật xếp dỡ, tỷ lệ cơ giới hóa trong xếp đỡ, năng suất xếp dỡ từng loại hàng hóa được thực hiện thế nào.
- Ngoài ra còn phải nghiên cứu kỹ về mặt : luật lệ, tập quán, giá cả và loại dịch vụ, thể thức giao nhận, thủ tục hải quan.. các vấn đề này liên quan rất chặt chẽ đến công tác tổ chức chuyên chỏ hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.
Hệ thống cảng biển ở Việt Nam
Việt Nam hiện có khoảng 100 cảng biển lớn nhỏ trải dài trên dọc bờ biển từ Bắc và Nam. Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam trong những năm tới là: cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng biển có. Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu tại các vùng kinh tế trọng điểm… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, tạo điều kiện hội nhập và đủ sức cạnh tranh với các cảng trong khu vực trên thế giới.
- Quy trình công nghệ xếp dỡ hàng hóaNgày 21 tháng 01 năm 2015, Lúc 10:18
- Danh sách Cảng Biển Việt Nam Ngày 21 tháng 01 năm 2015, Lúc 10:17
- Nga hạ thủy tàu lớp Mistral đầu tiên Ngày 21 tháng 01 năm 2015, Lúc 10:16
- Sẽ dồn lực cho các dự án trọng điểm về hàng hải của Việt Nam Ngày 21 tháng 01 năm 2015, Lúc 10:15