Tin tức

Bè cứu sinh - Quy trình hạ bè cứu sinh

Lúc 21/01/2015

Nắm vững các kiến thức có liên quan đến cứu sinh là rất quan trọng đối với người đi biển. Như ta đã biết, bè cứu sinh có những thuận lợi hơn xuồng cứu sinh bởi chúng dễ hạ thủy, và trong những tình huống khẩn cấp, bè cứu sinh sẽ tự động bơm ngay khi tiếp xúc với bề mặt nước biển. Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn về hệ thống bè cứu sinh và quy trình hạ thủy chúng.

Bè cứu sinh trên tàu được thả hoặc hạ thủy xuống mặt nước bằng ba phương pháp khác nhau:

 

1.     Tự động thả với thiết bị khóa thủy tĩnh (HRU: Hydrostatic Release Unit)

2.     Hạ thủy bằng tay

3.     Hạ thủy với hệ thống cẩu trục (davits)

1. Tự động thả với thiết bị khóa thủy tĩnh (HRU):

Bè cứu sinh HRU đóng một vai trò quan trọng được dùng để cứu sinh trong tình huống rời bỏ tàu. SOLAS 74 yêu cầu rõ ràng cho cấu trúc và vị trí của HRU trong hệ thống bè cứu sinh.

Thiết bị khóa thủy tĩnh (HRU)

Cách thức làm việc của  bộ HRU:

 

HRU đóng vai trò như một phương tiện kết nối giữa hộp đựng bè cứu sinh và boong tàu, nơi mà bè được cất giữ.

Khi tàu bị chìm dưới 4m với tác động của áp lực nước lên bộ HRU sẽ kích hoạt bộ HRU này tự hoạt động.

Bộ HRU này gồm có một con dao sắc hoặc đục được dùng để cắt dây buộc quanh hộp đựng bè cứu sinh nhưng vẫn giữ lại dây neo bè (painter line). 

Bộ HRU kết nối với hộp đựng bè thông qua dây chằng buộc bè và có thể tháo ra một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng mốc trượt khi hạ thủy bè bằng tay.

   
Một số mốc trượt

Bộ HRU được kết nối tới một điểm chắc chắn trên boong thông qua dây yếu (weak link) hay một liên kết yếu.

 

Dây yếu (weak link) hay liên kết yếu

Khi tàu chìm, bộ HRU này sẽ tự động cắt dây thừng và hộp đựng bè sẽ nỗi trên bề mặt nước.

Khi tàu chìm sâu hơn, thì áp suất ở dây neo làm cho bè cứu sinh tự bơm và thoát ra khỏi hộp đựng bè.

Do tác động của áp suất lên dây yếu (weak link) kết quả làm cho nó bị đứt nên bè cứu sinh sẽ được giải phóng khỏi tàu.

Các thiết bị trong bộ khóa thủy tĩnh (HRU)

 

Quy trình hạ thủy bè còn có hai phương pháp là: hạ thủy bè cứu sinh bằng tay và hạ thủy bè nhờ cần cẩu

( hay cẩu trục davits)

 

a) Quy trình hạ thủy bè cứu sinh bằng tay:

 

  • Kiểm tra dây neo bè để đảm bảo là nó được kết nối với boong tàu và các kết cấu vững chắc trên tàu.

  • Gỡ bỏ dây chằng buộc của hộp đựng bè cứu sinh và mở một cách nhanh chóng nếu có thể

  • Kiểm tra mạn tàu, nơi mà bè được thả để đảm bảo không có chướng ngại vật ở phía dưới.

  • Cần 2 thủy thủ nhấc hai đầu hộp đựng theo chiều ngang và ném xuống biển

  • Đảm bảo dây neo bè vẫn cố định với boong tàu để bè không bị trôi xa với tác động của sóng.

  • Giựt mạnh dây neo bè để bình khí bắt đầu tự bơm phồng bè

  • Bè cứu sinh sẽ tự bơm phồng trong vòng 20-30 giây.

  • Lên bè cứu sinh từng người một bằng dây thừng hoặc thang

  • Tránh những vật sắc nhọn như là dao, giầy hoặc những đồ vật khác…có thể gây hư hại tới bề mặt bè.

  • Khi tất cả mọi người lên bè, sau khi điểm danh, cắt dây neo bè bằng dao nhọn.

 

 

Thuyền viên lên bè cứu sinh 

b) Quy Trình hạ thủy bè bằng cẩu trục (davits):

 

  • Mở dây chằng buộc hộp đựng bè ra khỏi bộ HRU bằng cách dùng tay mở móc trượt hoặc vít

  • Buộc dây neo bè vào boong tàu

  • Giữ hộp đựng bè luôn mở và đưa móc của cần cẩu bè vào khuyên nối của hộp đựng bè.

  • Dùng cẩu trục (cần cẩu bè) để nâng bè và dùng tay giữ hộp đừng bè ở khu vực lên xuống bè

  • Giưt mạnh dây neo bè để bè tự phồng lên. Bắt đầu lên bè chú ý không mang giầy và các vật sắc nhọn

  • Sau khi lên bè xong, kiểm tra chướng ngại vật ở phía dưới bè

Bè cứu sinh được hạ xuống nước bằng hệ thống cẩu trục (davits)

  • Người bên trong bè, tháo móc cần cẩu bè ra khỏi bè khi bè gần tới mặt nước

  • Người vận hành cần cẩu sẽ lên bè bằng cách nhảy xuống biển, xuống bè hoặc bằng các phương pháp khác tùy vào hoàn cảnh thực tế

  • Cắt dây neo bè và vận hành đưa bè ra xa tàu.

Danh mục

Hỗ trợ online

Quảng cáo

Thống kê

Đang truy cập:  0
Hôm nay:  308
Tháng hiện tại:  9457
Tổng lượt truy cập: {total_visit}