Tin tức
Thúc đẩy phát triển công nghiệp đóng tàu tại Việt Nam
Lúc 21/01/2015Ngành hàng hải Việt Nam đang có sức tăng trưởng cao. Ngành hàng hải Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá tốt, 30%/năm và được xác định là một ngành quan trọng tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp đến. Triển lãm Maritime Vietnam 2006 diễn ra được xem là một mốc đánh dấu sự phát triển này. Từ ngày 7 đến 9-11-2006, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế TPHCM, diễn ra triển lãm Maritime Vietnam 2006 về chuyên ngành thiết bị hàng hải và công nghiệp đóng tàu lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Triển lãm quy tụ hơn 200 công ty đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, với 6 khu gian hàng của Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Trung Quốc và Việt Nam. Các nước đóng tàu phát triển mạnh trên thế giới sẽ giới thiệu những công nghệ mới nhất, các loại vật liệu trang trí nội thất, kinh nghiệm, thiết bị và công nghệ xây dựng cầu tàu, cầu cảng Với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu thế giới, triển lãm này đánh dấu mốc phát triển mới của nền công nghiệp ngành hàng hải và đóng tàu tại Việt Nam. Ngành hàng hải Việt Nam hiện có tốc độ trưởng khá tốt, khoảng 30%/năm, và được xác định là một ngành quan trọng, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong thời gian tới. Trong những năm qua, Việt Nam đã có chủ trương phát triển ngành hàng hải, các ngành công nghiệp phụ trợ như đóng tàu, sửa chữa tàu và các dịch vụ hỗ trợ hàng hải ngoài khơi đã làm tăng mạnh nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến các ngành này. Ngành công nghiệp đóng tàu của thế giới đang phát triển rất nhanh và trữ lượng dầu đầy tiềm năng trên lãnh thổ Việt Nam, được xem là hai nhân tố tạo động lực tăng trưởng cho ngành này ở Việt Nam, nhất là với công nghệ đóng tàu chở dầu. Hiện nay, một số công ty đóng tàu của Việt Nam đã nhận được các đơn hàng đóng các loại tàu có trọng tải lớn của các tập đoàn nước ngoài. Trong 9 tháng đầu năm nay, các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã thi công đóng mới hơn 20 tàu các loại, có trọng tải từ 1.000 tấn đến 53.000 tấn. Trong đó đã bàn giao được 1 tàu hàng 12.500 tấn, 3 tàu hàng 6.500 tấn, 1 tàu Noma xuất khẩu 10.500 tấn ; hạ thủy 2 tàu hàng 53.000 tấn, một tàu chở gỗ 8.700 tấn Mới đây, tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất đã khởi công đóng chiếc tàu chở dầu có trọng tải 104.000 tấn cho Tổng Công ty Vận tải biển Viễn Đông. Đây là chiếc tàu chở dầu có trọng tải lớn nhất được đóng tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Hồng Hà (Bộ Quốc phòng) cũng đã ký hợp đồng đóng 4 tàu chở hàng cho tập đoàn Rensen Seatrde B.V (Hà Lan). Những thành quả đạt được cho thấy, ngành hàng hải Việt Nam đang có những bước phát triển rất khả quan. Do vậy việc triển lãm chuyên ngành về hàng hải nói trên sẽ là một bước ngoặt giúp ngành đóng tàu biển của Việt Nam tiến gần hơn với mạng lưới hàng hải hiện đại trên thế giới. Tại triển lãm Maritime Vietnam 2006, ngoài việc trưng bày các sản phẩm và công nghệ hàng hải, ban tổ chức còn tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, tham luận kinh doanh của các nhà triển lãm trong nước và quốc tế để chia sẻ những kinh nghiệm, quan điểm về thúc đẩy phát triển ngành hàng hải Việt Nam. Một trong những điểm nhấn được chú ý tại hội thảo là chủ đề Xu hướng của ngành hàng hải Việt Nam. Hiệp hội Hàng hải Việt Nam sẽ giới thiệu về tổng quan ngành hàng hải Việt Nam, đưa ra những định hướng phát triển về các dự án trên đất liền, ngoài khơi lớn trong 10 năm tới, cũng như những quy định của Chính phủ liên quan đến đầu tư, kinh doanh trong ngành. Đây sẽ là dịp tốt cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước xác lập vị trí của mình khi chuẩn bị đầu tư vào thị trường hàng hải tại Việt Nam. (Theo SGGP) Việt Báo (Theo_24h)
Danh mục
Hỗ trợ online
Quảng cáo
Thống kê
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 127
Tháng hiện tại: 9604
Tổng lượt truy cập: {total_visit}