Bản tin thị trường

Tàu chiến hùng mạnh nhất thế giới

Lúc 17/01/2015

Tàu khu trục lớp Izumo 

Được phân loại là tàu khu trục, tuy nhiên chiếc tàu chiến này lại có bề mặt phẳng để phục vụ cho trực thăng cất/hạ cánh.

Nhung tau chien hung manh nhat the gioi

Chiếc tàu khu trục thuộc lớp Izumo bị nhiều chỉ trích là nỗ lực “giấu đầu hở đuôi” của Nhật nhằm tăng cường khả năng quân sự của đất nước. Nhật Bản hiện đang bị hạn chế bởi hiến pháp chỉ cho phép tự vệ, nhưng căng thẳng ngày càng gia tăng với Trung Quốc đã dẫn đến nhiều lo ngại về sự leo thang trong tranh chấp đảo.

Các quan chức Nhật Bản cho biết con tàu này sẽ được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ nhân đạo và sơ tán quy mô lớn đối với những vụ thiên tai như trận sóng thần hồi năm 2011. Con tàu chưa chính thức được đặt tên, tuy nhiên nó được gán cho cái tên Izumo, trùng tên với tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị đánh chìm trong thế chiến thứ 2.

Đơn vị điều hành: Hải quân Nhật Bản
Số tàu: 1 (và dự định đóng thêm 2 chiếc khác)
Chiều dài: 248m
Lượng giãn nước: 27.000 tấn
Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 970
Vũ khí:14 trực thăng và nhiều vũ khí chống ngầm

Tàu chiến lớp Yamato

Mặc dù hiện nay xác con tàu này đang nằm dưới đáy đại dương ở ngoài khơi phía nam đảo Kyushu (Nhật Bản), thế nhưng nó vẫn là con tàu khu trục lớn nhất từng được đóng trên thế giới.

tau san bay 2

Nó được hạ thủy chỉ một tuần sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm 1941, Yamato trở thành soái hạm của Hạm đội liên hợp Nhật Bản. Lần duy nhất chiếc tàu này sử dụng hệ thống vũ khí khổng lồ của mình là trong trận chiến vinh Leyte năm 1944. Nó bị đánh chìm vào năm 1945 bởi máy bay Mỹ.

Đơn vị điều hành: Hạm đội liên hợp Nhật Bản
Số tàu: 2
Chiều dài: 262m
Lượng giãn nước: 70.000 tấn
Tốc độ tối đa: 27 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 2332 người
Vũ khí: 9 khẩu hạm cỡ nòng 46cm, 12 khẩu pháo cỡ nóng 155mm, 12 khẩu pháo cỡ nóng 127mm, 7 máy bay.

Tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz

Hiện nay, đây là loại tàu chiến lớn nhất đang hoạt động trên thế giới. Nó có khả năng hoạt động trong 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tuổi thọ của lớp tàu sân bay này có thể lên đến hơn 50 năm.

Tàu Nimitz đã trở thành đề tài gây tranh cãi chỉ trong một thời gian ngắn sau khi đưa vào sử dụng do một vụ tai nạn máy bay gây chết người trên boong tàu. Một cuộc điều tra sau đó đã cho ra kết quả là một số nhân viên trên tàu đã dùng ma túy. Điều này dẫn đến một cuộc xét nghiệm ma túy bắt buộc với tất cả các nhân viên phục vụ trên tàu.

tau san bay 3

Được đưa vào hoạt động hồi năm 1975, dự kiến các tàu sân bay lớp Nimitz sẽ được thay thế bằng các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford lớn hơn trong khoảng năm 2015.

Đơn vị điều hành: Hải quân Mỹ
Số tàu: 10
Chiều dài: 333m
Lượng giãn nước: 100.000 tấn
Tốc độ tối đa: 30 hải lý
Thủy thủ đoàn: 5000 người
Vũ khí: 85 – 90 máy bay chiến đấu, hệ thống phòng thủ tên lửa

Tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov

Chiếc tàu chiến này được đưa vào hoạt động năm 1990 với vai trò là soái hạm cho Hải quân Liên Xô. Nó là tàu chị em với chiếc tàu sân bay Varyag, hiện đã được bán thân tàu cho Trung Quốc để đóng lại và trở thành tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tên Liêu Ninh.

tau san bay 4

Đơn vị điều hành: Hải quân Nga
Số tàu: 1
Chiều dài: 305m
Lượng giãn nước: 55.000 tấn
Tốc độ tối đa: 29 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 2.356 người
Vũ khí: 52 máy bay, 60 rocket và 192 tên lửa

Tàu sân bay Liêu Ninh

Trung Quốc đã mua lại xác tàu sân bay Varyag trong một cuộc đấu giá vào năm 1998 với mục đích ban đầu là làm một sòng bạc nổi tại Macau.

tau san bay 5

Trong tình trạng không có động cơ, bánh lái và hệ thống điều hành, tàu Varyag đã được kéo về một ưởng đóng tàu hải quân để được tái trang bị và được đổi tên thành Liêu Ninh. Tàu chính thức hoạt động vào năm 2012.

Đơn vị điều hành: Hải quân nhân dân Trung Quốc
Số tàu: 1
Chiều dài: 304m
Lượng giãn nước: 66.000 tấn
Tốc độ tối đa: 32 hải lý
Thủy thủ đoàn: 2.626
Vũ khí: 30 máy bay, 24 trực thăng, 60 rocket và 192 tên lửa

Tàu sân bay INS Vikramaditya

Con tàu này trước đây thuộc sở hữu của Liên Xô. Sau khi Hải quân Nga cho nó “về hưu sớm” hồi năm 1996 do chi phí duy trì hoạt động quá đắt, nó đã được Ấn Độ mua lại với giá 1,5 tỉ bảng Anh và tái trang bị.

tau san bay 6

Tàu được hoàn thành và đưa vào phục vụ trong tháng 10 – 2013. Tên của con tàu được đặt theo tên của một hoàng đế Ấn Độ ở thế kỷ thứ I trước Công nguyên.

Đơn vị điều hành: Hải quân Ấn Độ
Số tàu: 1
Chiều dài: 282m
Lượng giãn nước: 45.400 tấn
Tốc độ tối đa: 32 hải lý
Thủy thủ đoàn: 1.400 người
Vũ khí: 16 máy bay, 10 trực thăng

Tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle

Được đặt theo tên một tổng thống Pháp nổi tiếng, đây là con tàu chiến lớn nhất Tây Âu hiện nay và là tàu sân bay hạt nhân duy nhất không thuộc sở hữu của Mỹ. Sau các cuộc thử nghiệm thành công trên biển, tàu Charles de Gaulle được đưa vào sử dụng năm 2013.

tau san bay 7

Trong quá trình xây dựng, có nhiều thông tin cho rằng một nhóm kỹ sư đã đến thăm cơ quan MI6 của Anh để tìm hiểu các chi tiết kỹ thuật.

Đơn vị điều hành: Hải quân Pháp
Số tàu: 1
Chiều dài: 261m
Lượng giãn nước: 42.000 tấn
Tốc độ tối đa: 32 hải lý
Thủy thủ đoàn: 1.950 người
Vũ khí: 40 máy bay, hệ thống phòng thủ tên lửa

Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp

Có thể ví chiếc tàu chiến này như một bãi đáp trực thăng khổng lồ, nó là một trong những tàu có thể vận chuyển phản ứng nhanh gần như toàn bộ đơn vị viễn chinh hải quân. Chiếc tàu có hai mặt gấp vào bên trong ở hai bên mạn tàu cho phép nó đi qua kênh đào Panama.

tau san bay 8

Đơn vị điều hành: Hải quân Hoa Kỳ
Số tàu: 8
Chiều dài: 253m
Lượng giãn nước: 40.500 tấn
Tốc độ tối đa: 22 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 1.208 nhân viên và 1.894 lính thủy đánh bộ
Vũ khí: 6 máy bay cất cánh thẳng, 24 trực thăng, hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tàu sân bay lớp Invincible – “bất khả chiến bại”

Mặc dù xếp gần cuối trong danh sách các tài chiến lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng lớp tàu chiến này là chiếc lớn nhất đang hoạt động của Hải quân Hoàng gia Anh.

hms invincible returns from the falklands in 1982

Brazil, Ý và Tây Ban Nha đều có các tàu sân bay lớn hơn, nhưng khi chiếc tàu sân bay lớp Nữ hoàng Elizabeth mới đi vào hoạt động vào năm 2018, và tàu này sẽ trở thành tàu chiến lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.

Đơn vị điều hành: Hải quân Hoàng gia Anh
Số tàu: 3
Chiều dài: 209m
Lượng giãn nước: 22.000 tấn
Thủy thủ đoàn: 1.000 nhân viên và 500 lính thủy đánh bộ
Vũ khí: 22 máy bay, hệ thống phòng thủ tên lửa

Tàu khu trục lớp Sejong Đại hoàng

Đây được xem là lớp tàu chiến hoạt động có hiệu quả nhất tại thời điểm này và là tàu khu trục lớn thứ hai sau lớp tàu Izumo của Nhật Bản. Tên của lớp tàu khu trục này được đặt theo tên của vị vua thứ 4 trong triều đại Joseon của Hàn Quốc, người đã tạo ra bảng chữ cái Hàn Quốc.

tau san bay 10

Những tàu khu trục lớp Sejong là tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớn nhất đang hoạt động trên thế giới tại thời điểm nay, nhưng nó sẽ bị đánh bại sau khi Mỹ hoàn thành việc đóng tàu khu trục tàng hình Zumwalt với động cơ điện và hệ thống vũ khí tiên tiến vào năm 2015.

Đơn vị điều hành: Hải quân Hàn Quốc
Số tàu: 3
Chiều dài: 165m
Lượng giãn nước: 11.000 tấn
Tốc độ tối đa: trên 30 hải lý/giờ
Thủy thủ đoàn: 400 người
Vũ khí: súng hải quân 15 inch, 16 tên lửa chống tàu, 32 tên lửa hành trình, 6 ngư lôi, 2 máy bay trực thăng
Vũ khí: 1 pháo hạm 127mm, 16 tên lửa chống tàu, 32 tên lửa hành trình và 6 ngư lôi. hai máy bay trực thăng

Lưu Anh (Theo Telegraph)

Danh mục

Hỗ trợ online

Quảng cáo

Thống kê

Đang truy cập:  0
Hôm nay:  152
Tháng hiện tại:  9653
Tổng lượt truy cập: {total_visit}