Bản tin thị trường

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 5 (15/12/2014)

Lúc 17/01/2015

Ngày 29/8/2014, Bộ GTVT đã ký Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nhóm cảng biển số 5 có 04 cảng biển: cảng biển TP. Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Vũng Tàu (bao gồm bến cảng Côn Đảo) và cảng biển Bình Dương.

Mục tiêu của Quy hoạch là nhằm tận dụng và phát huy tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực để phát triển cảng, khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng cảng, tăng khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn, thúc đẩy tiềm năng trung chuyển quốc tế của Nhóm cảng biển số 5.

Theo quy hoạch, trước mắt cần khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng cầu cảng, bến cảng hiện có, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực khai thác, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa vận tải biển của khu vực nói riêng và toàn bộ miên Nam nói chung.

Trong tương lai sẽ phát triển càng biển Nhóm 5 gắn với việc kết nối đồng bộ hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, tạo động lực thúc đẩy phát triển các khu kinh tế, đô thị ven biển và các khu công nghiệp lớn tại TP. Hô Chí Minh, Đông Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh lân cận.

Để đáp ứng nhu cầu thông qua các loại hàng hóa của toàn khu vực, cần kết hợp phát triển hài hòa các bến cảng chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng, hàng nông sản, ưu tiên dành quỹ đất, mặt nước quy hoạch phát triển các bến cảng tổng hợp, container hoặc các cảng cho hàng chuyên dùng có tính chất phục vụ phát triển vùng.

Quy hoạch cũng đặt ra yêu cầu tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, khai thác cảng biển, trước hết tại các cảng lớn tại khu vực Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cát Lái, Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh).

Quy hoạch cảng biển Nhóm 5 cũng sẽ góp phần đẩy mạnh và gắn liền tiến trình di dời cảng trong nội thành với việc tổ chức giao thông tại các khu đô thị cảng biển hài hòa, đảm bảo không có sự xung đột giữa giao thông kết nối cảng và giao thông đô thị. Đồng thời tận dụng tối đa mọi nguồn lực trong xã hội, đặc biệt từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển cảng biển và cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển.

Tuy nhiên phát triển cảng cần đảm bảo yếu tố bền vững, trong đó gắn phát triển cảng biển với việc bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái thiên nhiên và không gây tác động xấu đến các hoạt động xã hội, dân sinh trong khu vực. Quá trình phát triển và khai thác cảng biển khu vực phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái vịnh Gành Rái, khu rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ và rừng ngập mặn dọc sông Thị Vải đảm bảo không gây ảnh hương xấu đến tiềm năng du lịch của TP. Hồ Chí Minh và TP. Vũng Tàu.

Việc bố trí hợp lý các cảng biển trong Nhóm 5 sẽ tạo được sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan với vùng hấp dẫn của cảng, kết hợp đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ làm động lực phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh; hỗ trợ phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, của khu vực Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đặc biệt Quy hoạch sẽ hình thành và phát triển cảng cửa ngõ quốc tế, cảng đầu mối khu vực hiện đại nhằm đáp ứng xu thế phát triển của vận tải biển Việt Nam và thế giới, thu hút một phần lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực.

Dự kiến các cảng biển thuộc Nhóm 5 sẽ bảo đảm thông qua lượng hàng hóa dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau: khoảng từ 238 đến 247,8 triệu tấn vào năm 2020; khoảng từ 294,1 đến 316,4 triệu tấn vào năm 2025; khoảng từ 358,5 đến 411,5 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, riêng hàng container là: khoảng từ 9,72 đến 10,54 triệu TEU vào năm 2020; khoảng từ 13,23 đến 14,99 triệu TEU vào năm 2025; khoảng từ 17,41 đên 20,45 triệu TEU vào năm 2030; Hành khách du lịch đường biển qua cảng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau: khoảng từ 187,4 đến 271,1 nghìn lượt khách vào năm 2020; khoảng từ đến 437,4 nghìn lượt khách vào năm 2025; khoảng từ 307,4 đến 705,8 nghìn lượt khách vào năm 2030; Tiếp nhận được các tàu vận tải biển như sau: tàu bách hóa, tàu hàng rời có trọng tải từ 10.000 tấn đến trên 100.000 tấn, tàu chở hàng container có trọng tài tương đương từ 10.000 tấn đến trên 100.000 tấn, tàu chuyên dùng chở dầu thô đến 300.000 tấn, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 tấn đên 50.000 tấn, tàu khách có sức chở đến 6.000 hành khách.

Danh mục

Hỗ trợ online

Quảng cáo

Thống kê

Đang truy cập:  0
Hôm nay:  20
Tháng hiện tại:  10023
Tổng lượt truy cập: {total_visit}