Bản tin thị trường

Marianas- Vực biển sâu nhất thế giới

Lúc 06/02/2015

Rãnh Marianas phân bố theo hình vòng cung đông bắc và đông nam, có chiều dài khoảng 2.550 km, nhưng chiều rộng trung bình chỉ vào khoảng 70 km. Độ sâu tối đa của rãnh này là 10.971 m dướimực nước biển theo phép đo gần đây nhất ( số liệu của mạng Universomarino ghi là 11.034 km ).

Khi tính đến vĩ độ của nó và sự lồi ra ở khu vực xích đạo của Trái Đất thì nó nằm ở khoảng cách 6.366,4 km so với tâm Trái Đất.

Bắc Băng Dương, có độ sâu chỉ khoảng 4-4,5 km, nhưng tính từ đáy của nó thì lại ở khoảng cách chỉ xấp xỉ 6.352,8 km từ tâm Trái Đất, tức gần tâm Trái Đất hơn so với điểm sâu nhất của rãnh Mariana 13,6 km.

Được tàu Challenger II của Hải quân Hoàng gia Anh khảo sát lần đầu tiên năm 1951, do đó người ta đã đặt tên cho phần sâu nhất của rãnh Marianas là vực thẳm Challenger. Sử dụng kỹ thuật phản xạ sóng âm, tàu Challenger II đã đo được độ sâu 10.900 m tại tọa độ 11°19' Bắc và 142°15' Đông.

Năm 1957, tàu Vityaz của Nga báo cáo độ sâu 11.034 m, tại chỗ lõm sâu Marianas; cuộc đo đạc này đã không được thực hiện lặp lại nên khó có thể coi là chính xác.

Năm 1962, tàu hải quân Spencer F. Baird của Mỹ báo cáo độ sâu lớn nhất là 10.915 m. Năm 1984,Nhật Bản gửi tàu Takuyo, một tàu khảo sát chuyên nghiệp hóa cao tới rãnh Marianas để thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng các máy thu sóng âm phản xạ nhiều tia và hẹp; họ báo cáo độ sâu cực đại là 10.924 m. Các phép đo chính xác nhất đã được thực hiện trên máy dò Kaiko của người Nhật vào ngày 24 tháng 3 năm 1995 cho kết quả độ sâu 10.911 m .

Năm 2003, các nhà khoa học đã tìm được dọc theo rãnh Mariana một số điểm có độ sâu như vực thẳm Challenger, thậm chí có thể sâu hơn.

Bản đồ khu vực rãnh Marianas do các nhà khoa học Mỹ vẽ ( ảnh báo El Mundo )

Hàng loạt các cuộc đo đạc đều cho thấy nơi sâu nhất trong vực Las Marianas có độ sâu lớn hơn chiều cao của đỉnh núi Evest nổi tiếng.

Ở độ sâu này, đáy biển hoàn toàn không có ánh sáng, lúc đầu người ta cho là không có sự sống, nhưng sau đó các nhà khoa học đã phát hiện một loài mực khổng lồ thuộc loài Architeuthis. Thiết bịthăm dò Kaiko của Nhật bản ở độ sâu 10.896 m đã phát hiện tới 200 dạng sinh vật đơn bào, trong đó có vi khuẩn, sinh vật phù du một số loài chưa được biết đến, sống trong lớp bùn dưới đáy vực.

Trong nỗ lực thăm dò đáy biển phục vụ cho việc tuyên bố khu Vùng kinh tế đặc quyền 200 dặm, Trung tâm bản đồ Bờ biển và Đại dương(CCO) Mỹ, được sự tài trợ của Bộ Ngoại giao đã tiến hành đo đạc, vẽ bản đồ chi tiết vùng vực Marianas gần với Guam và quần đảo Bắc Marianas thuộc Mỹ.

Trên thực tế, những núi và thung lũng ngầm dưới đáy biển đều được vẽ tổng quát trên bản đồ nhờ sử dụng vệ tinh và các tàu thăm do bằng sóng âm thanh, tuy nhiên cho đến nay con người mới chỉ thăm dò và đo đạc chi tiết được 5% diện tích đáy đại dương, trong khi tỉ lệ này trên đất liền, thậm chí trên Mặt Trăng, sao hoả hay sao Mộc lớn hơn nhiều.

Hiện tại đang có một cuộc chạy đua thám hiểm các vùng đáy biển trong nỗ lực nhằm lấp đầy những vùng trắng trên bản đồ, xuất phát từ đòi hỏi nghiên cứu về biển, do tầm quan trọng lớn lao của đại dương đối với sự sống, khí hậu và nền kinh tế thế giới.

Danh mục

Hỗ trợ online

Quảng cáo

Thống kê

Đang truy cập:  0
Hôm nay:  293
Tháng hiện tại:  9442
Tổng lượt truy cập: {total_visit}