Bản tin thị trường
Điều chưa biết về tàu ngầm U-505 Đức bị Mỹ “tóm sống“
Lúc 06/02/2015Tưởng như tàu sẽ chìm xuống đáy đại dương, hạm trưởng tàu ngầm U-505 Đức phát xít đã tự sát, dù vậy U-505 vẫn nổi cho tới khi kết thúc chiến tranh.
U-505 là một chiếc tàu ngầm phục vụ trong hạm đội Hải quân Đức phát xít trong Thế chiến thứ 2. Nó được nhắc tới bởi những điều đặc biệt trong lịch sử tàu ngầm như chỉ huy của U-505 tự sát (?) ngay trong phòng chỉ huy hay bị hải quân Đồng minh bắt giữ một cách nguyên vẹn.
U-505 nằm trong lớp tàu Type 9 của phát xít Đức được thiết kế cho mục đích tác chiến tại vùng biển sâu, nổi tiếng với sự nhanh nhẹn và thời gian lặn lâu.
Tàu ngầm lớp Type 9 gồm 4 phiên bản chính với tổng cộng 283 chiếc được chế tạo, gồm: mẫu nguyên bản Type 9A; Type 9B cải tiến; Type 9C và Type 9C40 cải tiến mạnh và mẫu cuối cùng là Type 9D.
Thế hệ tàu ngầm Type 9 được sản xuất từ năm 1937 đến năm 1944 với tổng số 283 chiếc, nó đã tham gia các cuộc chiến từ năm 1938 đến 1945.
Thiết kế tân tiến của tàu ngầm U-505. |
U-505 là phiên bản tàu ngầm diesel-điện, nghĩa là nó sử dụng động cơ diesel khi nổi trên mặt nước và sử dụng động cơ điện khi lặn. Khi nổi, 2 động cơ diesel tăng áp 6 xi-lanh MANM9V40/46 công suất 4.000 mã lực sẽ được sử dụng. Khi bơi ngầm dưới mặt nước, nó sẽ dùng tới 2 động cơ điện SSW GY345/34 1.000 mã lực.
Với những động cơ trên, U-505 có thể đạt vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ khi nổi và 7 hải lý/giờ khi lặn với tầm hành trình lên tới 11,000 hải lý. Kíp tàu có 59 người và dự trữ trên tàu cho phép hoạt động tối đa 3 tháng trên biển.
Cũng như các tàu ngầm diesel-điện thời đó, U-505 cần phải nổi định kì để xả khí CO2 độc, lấy oxy và sạc pin – đó là điều hạn chế nhất của công nghệ tàu ngầm thời đó (và cho đến nay cũng vậy). Và đây cũng chính là thời điểm tàu ngầm dễ bị phát hiện, tấn công nhất.
U-505 là loại tàu ngầm ngầm tấn công với 4 ống phóng ngư lôi phía trước và 2 ống phía sau. Nó sử dụng ngư lôi là loại 533mm và khi cần có thể thay thế bằng thủy lôi nếu cần thiết.
Ngoài ra trên mạn tàu còn có một khẩu pháo 105mm SK C/32 lẫn các loại pháo phòng không 20mm, 30mm. U-505 chính thức nhận nhiệm vụ từ ngày 26/8/1941. Nhiệm vụ ban đầu của U-505 là huấn luyện và tuần tra trước khi tham gia vào các trận đánh đúng nghĩa.
Pháo phòng không của U-505. |
Đuôi tàu ngầm U-505 tại bảo tàng Mỹ, với 2 ống ngư lôi nằm ngay trên chân vịt. |
"Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma", ngày 24/10/1943, U-505 bị tàu chiến Hải quân Anh phát hiện và tấn công dữ dội bằng bom chìm. Tưởng như hành trình của con tàu đến đây là kết thúc, viên hạm trưởng Đại úy Peter Zschech tự sát trong phòng chỉ huy của tàu U-505. Tuy nhiên, tàu ngầm U-505 đã không bị đánh chìm trong trận chiến.
Trung úy Harald Lange nhận quyền chỉ huy con tàu và trở thành sĩ quan chỉ huy cuối cùng của U-505 - sau này ông ta đã trở thành thuyền trưởng U-505 và nắm quyền tới khi bị người Mỹ bắt sống năm 1944.
Mãi đến chuyến hải trình thứ 12 thì U-505 mới chấm dứt cuộc đời tung hoành trên đại dương của nó khi quân Đồng Minh giải mã được hệ thống cho phép họ dò tìm và xác định hoạt động của tàu ngầm Đức trên Đại Tây Dương.
Biên đội tàu Hải quân Mỹ, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Danial Gallery được phái đến khu vực Cape Verde, Nam Đại Tây Dương để quyết đấu với tàu ngầm lớp U của Đức. Tàu U-505 bị phát hiện ngày 4/6/1944 và tham gia vào trò chơi "mèo vờn chuột" với tàu chiến Mỹ, vốn sử dụng bom chìm và máy bay trinh sát phóng từ tàu USS Guadalcanal. Rốt cuộc là U-505 bị hư hại ở bánh lái khiến nó xoay vòng và mất kiểm soát. Những đòn đánh bồi thêm khiến con tàu bị hư hại và buộc phải nổi lên theo lệnh của thuyền trưởng Lange.
Người Mỹ đã không uổng công khi cố gắng bắt sống U-505. |
Sau đó, thuyền trưởng Lange đã ra lệnh hủy tàu và sơ tán thủy thủ, vốn sẽ bị người Mỹ bắt ngay sau đó. Một tàu Mỹ đã tiếp cận và vô hiệu hóa các khối thuốc nổ lẫn bịt các vị trí vốn được quân Đức mở ra cho nước tràn vào để hủy tàu. Khoang cuối cùng được kiểm tra là khoang ngư lôi sau để chắc chắn rằng không dính bẫy mìn của Đức.
Khi đã thoát khỏi các mối nguy hiểm, U-505 được Hải quân Mỹ điều khiển về Bermuda để họ có thể nghiên cứu con tàu. Chiếc tàu này có giá trị hàng ngàn trang tài liệu lẫn thông tin tình báo cực kì có giá trị cũng như một cỗ máy Enigma với những loại mật mã mới nhất. Các kĩ sư Hải quân Mỹ còn "mổ xẻ" được loại ngư lôi dò mục tiêu theo tín hiệu thủy âm cực kì hiện đại vào thời điểm đó. Việc lấy U-505 còn có ý nghĩa quan trọng khi thiết kế của nó ảnh hưởng đến việc phát triển các tàu ngầm Mỹ sau chiến tranh thế giới 2.
U-505 được về Mỹ với vai trò mới. |
Bản tin khác
- Chuyện chưa biết về thủy thủ tàu ngầm Việt NamNgày 06 tháng 02 năm 2015, Lúc 09:01
- Tàu chiến Nga mua của PhápNgày 06 tháng 02 năm 2015, Lúc 08:58
- Có bao nhiêu Bến Cảng và Cảng Biển ở Việt Nam?Ngày 24 tháng 01 năm 2015, Lúc 08:59
- 10 vịnh biển không thể bỏ qua ở Việt NamNgày 23 tháng 01 năm 2015, Lúc 11:20
Danh mục
Hỗ trợ online
Quảng cáo
Thống kê
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 129
Tháng hiện tại: 11235
Tổng lượt truy cập: {total_visit}